Thước Kiều Tiên (鵲橋仙) – Tần Quan (秦觀)

纖雲弄巧,

 飛星傳恨,

 銀漢迢迢暗度。

 今風玉露一相逢,

 便勝卻人間無數。

柔情似水,

 佳期如夢,

 忍顧鵲橋歸路!

 兩情若是久長時,

 又豈在朝朝暮暮?

Phiên Âm

Tiêm vân lộng xảo,

 Phi tinh truyền hận,

 Ngân Hán điều điều ám độ.

Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng,

 Tiện thắng khước nhân gian vô số.

Nhu tình tự thuỷ, 

Giai kỳ như mộng,

Nhẫn cố thước kiều quy lộ!

 Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,

Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ ?

Dịch Nghĩa

Từng đám mây màu nhỏ khoe đẹp

Sao bay truyền cho nhau nỗi hận

 Sông Ngân vời vợi thầm vượt qua

Gió vàng móc ngọc một khi gặp nhau

 Hơn hẳn bao lần ở dưới cõi đời

 Tình mềm tự nước

 Hẹn đẹp như trong giấc mơ

Không nỡ nhìn cầu Ô Thước là lối về

 Hai mối tình đã thật sự là lâu dài

 Há đâu cứ phải gặp nhau chiều chiều sớm sớm

Dịch Thơ

Âm thầm quá bước Ngân hà

 Sao bay gửi hận mây hoa khoe màu

 Gió vàng sương ngọc tìm nhau

 Đường trần muôn kiếp có đâu sánh cùng

 Nhu tình mộng đẹp tương phùng

 Ngậm ngùi chẳng nỡ ngoảnh trông thước kiều

 Tình xưa nếu mãi còn yêu

 Cần chi sớm sớm chiều chiều bên nhau


Posted in Cổ Thi | Leave a comment

Nhạn Khâu(雁丘) – Mô Ngư Nhi(摸魚兒) – Nguyên Hiếu Vấn(元好問)

” Hỏi thế gian tình là gì

 Mà khiến con người sinh tử tương hứa”

Chuyện kể rằng năm ấy Nguyên Hiếu Vấn đi thi, trên đường gặp một người bắt nhạn. Anh ta vừa bắt được một con nhạn và giết chết, còn một con may mắn thoát được nhưng nó cứ bồi hồi bay đi bay lại trên không trung,kêu hoài thảm thiết, bỗng nhiên lao mình xuống đất mà chết. Nguyên Hiếu Vấn cảm động, liền mua con chim  nhạn đã chết ấy chôn cất  bên bờ  sông Phần Thuỷ , rồi lấy đá đắp lên đánh dấu ghi nhớ, gọi là “nhạn khâu” ( gò nhạn ). Những người cùng đi với ông đều tranh nhau làm thơ làm phú, ông cũng làm một bài, tức là bài theo điệu Mô ngư nhi ở trên.

 


 Phiên Âm

Vấn thế gian tình thị  vật

  Trực giáo sinh tử tương hứa

Thiên nam địa bắc song phi khách
 
Lão sí kỷ hồi hàn thử

 Hoan lạc thú

 Ly biệt khổ

Tựu trung cánh hữu si nhi nữ

Quân ưng hữu ngữ

 Diểu vạn lý tằng vân

 Thiên sơn mộ tuyết

 Chích ảnh hướng thùy khứ

 Hoành Phần lộ

 Tịch mịch đương niên tiêu cổ

 Hoang yên y cựu bình Sở

 Chiêu hồn Sở ta  ta cập

 Sơn quỷ ám đề phong vũ

 Thiên dã đố

 Vị tín dữ

Oanh nhi yên tử câu hoàng thổ

 Thiên sầu vạn cổ

 Vi lưu đãi tao nhân

 Cuồng ca thống ẩm

 Lai phóng nhạn khâu xứ
 

Dịch Nghĩa

Hỏi thế giantình là vật gì

 Mà khiến ta sống chết một lời hứa lụy

 Lữ khách kẻ trời Nam người đất bắc

 Khi đôi cánh mỏi, nhớ những lúc hàn ôn

 Khi hoan lạc vui vầy

 Lúc chia ly đau khổ

 Đều chỉ vì si mê một người con gái

 Lời người nói ra

Đã xa tít trên tầng mây vạn dặm

 Tuyết chiều trên Thiên Sơn

 Bóng lẻ ấy biết về đâu

 Ngang bước sông Phần

Nhìn cảnh tịch mịch, nhớ tiếng trống năm xưa

 Khói hoang vẫn như ngày nao bình quân Sở

 Than ôi, khúc chiêu hồn nước Sở nay còn kịp chăng

Quỷ núi khóc trong mưa gió thê lương

Trời cũng hờn ghen

Chẳng thể nào tin được

 Chim én chim oanh, rồi cũng thành đất bụi

Ngàn mối sầu vạn cổ

Lưu lại đợi người thơ

 Hát trong điên cuồng, ca trong đau khổ

Tìm lại nơi đâu nấm mộ chim nhạn năm nào

Dịch Thơ

Thế gian hỡi chữ tình khó biết,

Hứa một lời, sống chết không phai.

Trời nam đất bắc chia hai,

Chân mây cánh mỏi lại hoài những xưa

.Khi hoan lạc cùng đùa vui thú,

Lúc biệt ly lại khổ vì xa.

Nam nhi rốt cuộc cũng là

Vì chưng tiếc nguyệt thương hoa mà sầu.

Lời người nói giờ đâu gió thoảng,

Đã bay xa lên vạn tầng mây,

Tháng năm núi tuyết phủ dày,

Về đâu chiếc bóng lắt lay dặm trường?

Sông Phần đó u buồn tịch mịch,

Vẳng trống khua giết địch năm xưa.

Khói loang nhuộm bạc sắc cờ.

Chiêu hồn nước Sở bây giờ kịp không?

Quỷ trong núi khóc ròng, mưa gió.

Trời hờn ghen, cũng đổ châu sa.

Là hư là thực, khách qua?

Bụi hoang một nấm trước là yến oanh.

Sầu muôn thuở tơ dăng ngàn mối

Vẫn còn lưu mãi đợi tao nhân

Rượu đau, câu hát cuồng ngân

Bên mồ chim nhạn sông Phần ngày xưa.


  

Posted in Cổ Thi | Leave a comment

Trường Tương Tư (长 相 思) – Lương Ý Nương (意娘)

Nhập ngã tương tư môn, 
Tri ngã tương tư khổ.
***

Trường tương tư hề trường tương tư, 
Trường tương tư hề vô tận cực.

Lương Ý Nương                                                   

 Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ.Ở trọ nhà có chàng Lý Sinh,  một hàn sĩ mỹ mạo tuấn tú.
Nhân một đêm Trung Thu, Ý Nương thưởng trăng bỗng gặp Lý Sinh. Trai tài gái sắc gặp nhau, trao đổi tâm tình. Từ đó cả hai thường tìm cách lui tới.
Lương công biết được, tức giận đuổi Lý Sinh đi. Ý Nương lấy làm đau đớn, từ đó sinh ra bịnh tương tư triền miên, mới làm bài khúc ”Trường tương tư ” mượn giòng Tương Giang để chỉ nổi niềm thương nhớ, nguồn tâm sự cho người yêu biết.

Lại có dị bản :
Sông Tương là Tương Giang thuộc địa phận huyện Ninh Lăng tỉnh Hồ Nam , Trung Quốc. Trong văn chương và âm nhạc, sông Tương là một điển cố, xuất phát từ 2 truyện khác nhau:

1.    Theo truyền thuyết dân gian Trung quốc , khi vua Thuấn mất, hai bà phi là Nga Hoàng và Nữ Anh thương tiếc không nguôi, hết vật vã thảm thiết trong cung, lại ra bờ sông Tương khóc than đêm ngày. Hai bà mất được dân chúng lập đền thờ bên bờ sông Tương gọi là Tương Phi. Nước mắt hai bà nhỏ xuống bờ trúc, làm cho trúc ở đây nổi lên những đường vân đẹp như mây sóng ẩn hiện. Người đời sau thường tìm đến bờ sông Tương mua loại trúc này về làm mành. Nước mắt của cuộc tình vắn số đã nhỏ xuống để tạo nên những đường vân tản mạc, nên mành tương là một tượng trưng cho một số phận đoạn nỗi. Trúc Tiêu Tương không những làm mành đẹp mà sáo trúc Tương giang cũng mang một âm thanh có sức truyền cảm lạ lùng.

2.    Môt bài thơ tình tuyệt diệu nhan đề là Trường Tương tư  do một nữ sĩ có tên là Lương Ý Nương viết. Bài thơ này nói lên tình yêu thiết tha của một đôi nam nữ, phải sống xa nhau. Chàng là nho sĩ Lý Sinh; nàng là thôn nữ Lương Ý Nương. Đôi trẻ yêu nhau tha thiết đã nặng lời hẹn ước. Sau khoa thi sẽ làm hôn lễ; nàng quay tơ dệt vải đợi chờ; đêm đêm nàng cũng chịu khó chong đèn, chịu khó rèn chút chữ nghĩa để có văn thơ với người yêu. Nhưng rồi giặc giã nổi lên khắp nước, thân trai phải xếp bút nghiên lên đường theo nghiệp đao binh. Chén rượu ngày hợp cẩn xin là chén ly bôi bên bờ sông Tương.

落花落葉落紛紛,
盡日思君不見君。
腸欲斷兮腸欲斷,
淚珠痕上更添痕。

 

我有一寸心,
無人共我說。
願風吹散雲,
訴與天邊月。

 

攜琴上高樓,
樓高月花滿。
相思未必終,
淚滴琴玄斷。

 

人道湘江深,
未抵相思畔。
江深終有底,
相思無邊岸。
  
 我在湘江頭
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水。
  
夢魂飛不到,
所欠唯一死。
入我相思門,
知我相思苦。
  
長相思兮長相思,
長相思兮無盡極。
早知如此罫人心,
迴不當初莫相識
 
 Phiên Âm
 
Lạc hoa lạc diệp lạc phân phân,
 Tận nhật tư quân bất kiến quân.
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn,
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân.

Ngã hữu nhất thốn tâm,
Vô nhân cộng ngã thuyết.
Nguyện phong xuy tán vân,
Tố dữ thiên biên nguyệt.

  Huề cầm thượng cao lâu,
Lâu cao nguyệt hoa mãn.
Tương tư vị tất chung,
Lệ trích cầm huyền đoạn.

 Nhân đạo Tương giang thâm,
Vị để tương tư bạn.
Giang thâm chung hữu để,
Tương tư vô biên ngạn.

Thiếp tại Tương giang đầu,
Quân tại Tương giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.

Mộng hồn phi bất đáo,
Sở khiếm duy nhất tử.
Nhập ngã tương tư môn,
Tri ngã tương tư khổ.

Trường tương tư hề, trường tương tư,
Trương tương tư hề, vô tận cực.
Tảo tri như thử quải nhân tâm,
Hồi bất đương sơ mạc tương thức.

Trong bài có những câu rất lâm ly ai oán:

Nhân đạo Tương Giang thâm,
Vị để tương tư bán.
Giang thâm chung hữu để;
Tương tư vô biên ngạn.

 Quân tại Tương Giang đầu,
Thiếp tại Tương Giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương Giang thủỵ

Mộng hồn phi bất đáo,
Sở khiếm duy nhất tử.
Nhập ngã tương tư môn,
Tri ngã tương tư khổ! 

 

Dịch Nghĩa

Người ta bảo sông Tương rất sâu,

 Nhưng chưa bằng nguồn tương tư
Sông sâu còn có đáy,
Tương tư không bờ bến.

Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Tương tư không gặp mặt,
Cùng uống nước sông Tương.

  Hồn mơ bay chẳng tới
Chỉ thiếu một điều chết.
Ta vào cửa tương tư,
Mới biết tương tư đau khổ!
 

 
 
 

 Một số bản dịch:

Hoa rơi lá rụng tơi bời

Mặt hoa xa cách tháng ngày nhớ thương

Nhớ ai bao nỗi đoạn trường

Nhớ ai suối lệ sầu thương tuôn dòng

Đầy vơi riêng một tấc lòng

Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay

Mong cho gió thổi mây bay

Cùng trăng xin gửi muôn lời nhớ thương

Lầu cao dạo phím đàn cầm

Trăng soi hoa tỏ đầy vườn mãi khai

Tương tư chưa dứt một bài

Lệ rơi chan chứa ngưng dây đàn chùng

Tiếng rằng sâu nhất sông Tương

Làm sao sánh với niềm thương gửi người

Sông sâu có đáy người ơi

Lòng ta thương bạn trùng khơi vô bờ

Sông Tương thương nhớ ngẩn ngơ

Hai đầu sông luống mong chờ gặp nhau

Nhớ thương mà chẳng thấy đâu

Xin cùng uống nước sông sâu nhớ người

Mộng hồn bay chẳng tới nơi

Xin lìa xác để tới nơi gặp người

Tương tư ngơ ngẩn bồi hồi

Biết yêu là khổ, tình người vương mang

Nhớ thương thương nhớ mien man

Nhớ thương vô hạn muôn vàn nhớ thương

Hay đâu bể khổ tình trường

Thà xưa đừng gặp đừng thương nhớ người

 

Hoa hoa lá lá rụng bời bời
Không thấy chàng ngày nhớ chẳng nguôi.
Gan ruột xót xa dường muối xát
Lệ rưng chưa đọng đã tuôn ơi.

 Mình ta một tấc lòng
Không ai cùng để ngỏ
Gió cuốn mấy tầng không
Với trăng ta bày tỏ.

 

Ôm dàn lên lầu cao
Lầu cao tràn ánh nguyệt
Chưa dứt khúc tương tư
Lệ nhỏ đàn dây đứt.

 

Người ta bảo Tương sâu
Chưa bằng tương tư đâu
Sông sâu còn có đáy
Tương tư lại không bờ

 

Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương.

 

Mộng buồn bay chẳng đến
Chỉ chết mới gặp nhau
Tương tư ta khổ đau
Có tương tư mới biết.

 

Tương tư, tương tư, ôi tương tư!
Tương tư dằng dặc, ôi vô tận!
Sớm biết yêu thương lòng mang hận
Thà buổi ban sơ cứ hững hờ.

          Nguyễn Đôn

Posted in Cổ Thi | 2 Comments

Tương Tư (相思) – Vương Duy

紅豆生南國, 
春來發幾枝。 
願君多采擷, 
此物最相思。

Phiên âm

Hồng đậu sinh nam quốc 
Xuân lai phát kỷ chi 
Nguyện quân đa thái biệt 
Thử vật tối tương tư.

 Dịch Nghĩa

Hồng đậu mọc ở phương Nam
Mùa xuân về lại trổ ra vài cành mới
Xin chàng hái nhiều một chút và bỏ vào vạt áo
Vì vật này sẽ gợi lên bao nỗi tương tư.

Dịch Thơ

Nước nam sinh đậu đỏ 
Xuân về nở cành xinh 
Chàng ơi hái nhiều nhé 
Nhớ nhau tha thiết tình

================================

Ngôn ngữ của tình yêu không chỉ là lời nói, chữ viết mà còn được thể hiện thông qua những biểu tượng độc đáo. Nói đến biểu tượng của tình yêu người ta thường nghĩ đến hoa hồng đỏ, socola, hình trái tim, hoa bất tử, mặt trăng. Nhưng ở Trung Quốc có một biểu tượng rất độc đáo về tình yêu, đó là Hồng đậu.

Dường như ở mỗi đất nước người ta lại có những hình ảnh, những cách thể hiện tình yêu độc đáo của riêng mình. Tại Trung Quốc cũng có một biểu tượng nổi tiếng của tình yêu – đó là Hồng đậu. Hồng đậu còn có một cái tên khác cũng rất dễ thương là love seed (hạt tình yêu).

Hồng đậu gọi nôm na là đậu đỏ, tuy nhiên nó hoàn toàn không phải là hạt đậu đỏ mà người Việt chúng ta vẫn dùng để nấu chè. Hồng đậu sinh trưởng ở miền nam Trung Quốc, phân bổ nhiều tại các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam… hạt của nó nhỏ xinh có thể chế tạo thành đồ trang sức cài lên tóc hay kết thành dây chuyền, vòng tay, hoa tai.

Theo truyền thuyết, Hồng đậu trở thành tín vật của tình yêu bắt nguồn từ câu chuyện tình chung thủy: “Ngày xưa, có đôi vợ chồng vừa lấy nhau thì người chồng phải tòng quân đi chinh chiến chốn sa trường. Người vợ ngày ngày đứng tựa cửa mỏi mắt mong đợi chồng về. Cô càng mòn mỏi đợi chờ thì bóng dáng người chồng càng chẳng thấy đâu. Cứ như vậy, người thiếu phụ chờ đợi và hy vọng trong những giọt nước mắt. Cho đến khi những giọt lệ của cô trở thành những giọt máu nhỏ xuống đất. Từ mảnh đất ấy, cây hồng đậu được sinh ra”.

Hồng đậu được sinh ra từ nỗi khổ tương tư, từ những nhớ thương khôn xiết. Nhưng nỗi nhớ tương tư cũng là dư vị đẹp mà chỉ có những người yêu nhau sâu sắc và chân thành mới có được. Cũng từ đó, Hồng đậu trở thành tín vật tình yêu của người Trung Quốc.

Bài hát về hồng đậu rất hay của Đồng Lệ

Hồng đậu sinh nam quốc

Quả Đậu đỏ còn gọi là Tương tư đậu

Hồng Đậu là loại đậu đỏ phổ biến ở Lĩnh Nam thời ấy. Nó biểu trưng cho những trái tim đôi lứa tràn đầy yêu thương nhung nhớ, gần giống cách người Pháp đã làm với hoa Tigôn. Giữa ngày xuân, thiếu phụ mơ ngóng về phương nam, nơi những cành đậu đang đâm cành trổ lá. Nàng ước ao chàng sẽ hái thật nhiều Hồng đậu mang về Bắc

Bài thơ này nổi tiếng đến mức mà gần như người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Hồng đậu cũng nhờ có bài thơ này mà càng được mọi người nhớ đến nhiều hơn. Trải qua năm tháng, người Trung Quốc lại khoác thêm cho hồng đậu những hàm ý tượng trưng. Mỗi hạt hồng đậu ngầm mang một thông điệp của tình yêu. Chẳng hạn như 01 hạt hồng đậu thay cho câu nói: “Trong lòng anh chỉ có một mình em”; 2 hạt hồng đậu mang ý nghĩa “Đôi ta như chim liền cánh”; 3 hạt hồng đậu là câu nói “Anh yêu em”. Còn giả như có ai đó đem tặng bạn một túi gồm 99 hạt hồng đậu tức là để thay cho câu nói “Thiên trường địa cửu” (Tình đôi ta lâu dài như trời đất). Ngoài ra còn một số các thông điệp khác như:

10 hạt – Yêu em toàn tâm toàn ý
11 hạt – Một lòng một dạ yêu em
13 hạt – Em yêu, xin hãy đón nhận tình yêu của anh
17 hạt – Bên em suốt đời
18 hạt – Thanh xuân mãi mãi
19 hạt – Yêu đến tận cùng
21 hạt – Yêu nhất là em
22 hạt – Trong em có anh, trong anh có em
33 hạt – 3 đời 3 kiếp bên nhau
36 hạt – Tình yêu của anh chỉ có em
66 hạt – Yêu em mãi không đổi thay
100 hạt – Bách niên giai lão; hoặc là Yêu em một vạn năm
999 hạt – Anh là người hạnh phúc nhất trên thế gian này

Nhờ hồng đậu người ta gửi gắm tình yêu đến đối phương. Vào mỗi độ xuân về đôi lứa yêu nhau lại dành tặng nhau những hạt hồng đậu để tượng trưng cho tình yêu của mình. Cũng có khi thương nhớ, người ta lại nghĩ đến hồng đậu, lại muốn cùng nhau đi nhặt hồng đậu để nếm thử cảm giác tương tư…

Posted in Cổ Thi | Tagged , | Leave a comment

Hello world!

Welcome to WordPress.com. After you read this, you should delete and write your own post, with a new title above. Or hit Add New on the left (of the admin dashboard) to start a fresh post.

Here are some suggestions for your first post.

  1. You can find new ideas for what to blog about by reading the Daily Post.
  2. Add PressThis to your browser. It creates a new blog post for you about any interesting  page you read on the web.
  3. Make some changes to this page, and then hit preview on the right. You can alway preview any post or edit you before you share it to the world.
Posted in Uncategorized | 1 Comment